Việt Nam là một trong số ít các quốc gia châu Á không rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế mạnh trong đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và 2021. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo năm 2022, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 5,5%.
Doanh nghiệp FDI (Ảnh minh họa)
Đã có 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 43,8% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,06 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư, tăng 12,6% so với cùng kỳ. Với dự án Lego có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 5 tháng năm 2022 (chiếm 19,4% số dự án mới, 33,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt GVMCP).
DW (Truyền thông Đức): Việt Nam là điểm đến mới cho các công ty châu Âu
Trang DW (Đức) ngày 8/6 đăng bài viết đánh giá, hoạt động kinh tế sôi động của Việt Nam trong những năm gần đây là yếu tố thu hút sự chú ý của các công ty châu Âu.
Kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam trong và sau đại dịch đã thu hút sự chú ý của một số công ty lớn của châu Âu. Nhà cung cấp động cơ tự động hóa Brose của Đức đang quyết định một địa điểm sản xuất mới giữa Thái Lan và Việt Nam.
Trước đó, tháng 12/2021, hãng sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch đã thông báo sẽ xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở gần Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những dự án đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam cho đến nay.
Phát biểu với DW, ông Raphael Mok, đứng đầu khu vực châu Á tại Fitch Solutions cho rằng Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Việt Nam cũng đang đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Một báo cáo của Germany Trade & Invest – một nền tảng nghiên cứu và tư vấn chỉ ra rằng các hiệp định đã ký cũng giúp các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động mua sắm công tại Việt Nam.
Đón đầu làn sóng đầu tư bất động sản từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Một làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản đang “đổ bộ” vào thị trường Bất động sản Việt Nam khi các công ty đứng đầu ngành được khuyến khích và thúc đẩy đầu tư xây dựng các thành phố thông minh tại các thành phố tiềm năng tại 10 nước ASEAN.
Từ cuối năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy các công ty bất động sản lớn tham gia đầu tư và xây dựng thành phố thông minh ở 10 nước ASEAN. Các chính sách này nhanh chóng giúp Việt Nam trở thành tâm điểm được nhiều chủ đầu tư Nhật Bản
(Nguồn: TTXVN)